Tại sao nên giao dịch chỉ số với JustMarkets?
Từ chỉ số NASDAQ đại diện cho ngành công nghệ đến chỉ số S&P toàn diện, JustMarkets mang đến cho bạn lợi thế trên thị trường chỉ số toàn cầu có tính cạnh tranh cao, đảm bảo bạn được trang bị đầy đủ để thành công.
Bộ công cụ chỉ số đa dạng
Với JustMarkets, bạn có thể khám phá nhiều chỉ số đến từ khắp nơi trên thế giới như Dow Jones, NASDAQ, FTSE100 hoặc NIKKEI để giúp đa dạng hóa danh mục giao dịch của bạn.
Tỷ lệ chênh lệch thấp & ổn định
Giao dịch các chỉ số Dow Jones, S&P 500 hay NASDAQ với tỷ lệ chênh lệch rất thấp bắt đầu từ 0,0 pip, đảm bảo tính ổn định ngay cả khi thị trường biến động.
Thực thi lệnh nhanh chóng
Trên JustMarkets, giao dịch của bạn được thực thi gần như ngay lập tức. Chỉ trong một phần của giây, chúng tôi đảm bảo rằng giao dịch của bạn sẽ được thực hiện, mang đến cho bạn tốc độ cần thiết để giao dịch hiệu quả.
Rút tiền tức thì
Thao tác rút tiền nhanh chóng, đa dạng các phương thức thanh toán và tốc độ xử lý yêu cầu rút tiền cao.
Giao dịch miễn phí phí qua đêm
Tất cả nhà giao dịch trên JustMarkets đều có thể tiếp cận với giao dịch miễn phí phí qua đêm mà không có bất kỳ yêu cầu bổ sung nào, cho phép duy trì các vị thế qua đêm mà không phải trả thêm phí.
Bảo vệ chống trượt giá
Giao dịch không âu lo với cơ chế bảo vệ chống trượt giá của chúng tôi. Cơ chế này ngăn ngừa trượt giá, giúp giao dịch của bạn bắt đầu và kết thúc đúng như mong đợi mà không bỏ lỡ bất kỳ biến động giá nhỏ nào.
Phí qua đêm và tỷ lệ chênh lệch của thị trường chỉ số
Chênh lệch bình quân
pip
Phí hoa hồng
mỗi lot/bên
Ký quỹ
1:3000
Phí swap mua
Điểm
Phí swap bán
Điểm
*Ngưỡng dừng
pip
Standard
Indices
Các điều kiện của thị trường chỉ số
Với JustMarkets, bạn có thể thâm nhập vào mạng lưới thị trường toàn cầu rộng lớn, bao gồm một số lượng lớn các chỉ số chứng khoán – từ cổ phiếu của các tập đoàn đa quốc gia đến các công ty vốn hóa nhỏ năng động. Sàn giao dịch của chúng tôi sẽ giúp bạn theo dõi xu hướng thị trường và tận dụng biến động giá trên nhiều chỉ số khác nhau.
Thời gian giao dịch
Sản phẩm | Mở cửa | Đóng cửa |
AU200, DE40, EU50, FR40, HK50, JP225, UK100, US100, US30, US500, CHA50 | Thứ Hai 01:02 Nghỉ trưa 23:59 – 01:02 |
Thứ Sáu 23:59 |
ES35 | Thứ hai 09:02 Nghỉ hàng ngày 20:59 – 09:02 |
thứ sáu 20:59 |
Tất cả thời gian đều theo giờ của máy chủ (GMT+2).
Tỷ lệ chênh lệch
Tỷ lệ chênh lệch trên thị trường chỉ số thường không cố định. Tỷ lệ chênh lệch được đề cập ở trên là mức trung bình của những ngày giao dịch trước đó. Hãy xem thông tin trên sàn của chúng tôi để biết tỷ lệ chênh lệch hiện tại.
Tỷ lệ chênh lệch có thể tăng trong thời gian thanh khoản thấp. Khoảng thời gian này có thể là giờ nghỉ trưa và sẽ tiếp diễn cho đến khi giao dịch bình thường trở lại.
Tỷ lệ chênh lệch tốt nhất của chúng tôi được đảm bảo trên tài khoản Raw Spread, tỷ lệ chênh lệch bắt đầu từ 0,0 pip trên tài khoản này.
Giao dịch miễn phí phí qua đêm
Phí qua đêm là lãi suất được tính trên các vị thế giao dịch được giữ mở qua đêm. Các cặp tài sản khác nhau sẽ có phí qua đêm khác nhau. Phí qua đêm được tính vào lúc 22:00 GMT+2 mỗi ngày, trừ cuối tuần, cho đến khi vị thế được đóng. Điều quan trọng cần lưu ý rằng phí qua đêm của ngày thứ Tư sẽ tăng gấp ba lần để bù đắp cho chi phí cấp vốn vào cuối tuần.
Bạn sẽ không bị tính phí đối với các sản phẩm được ghi là “Cấp độ miễn phí phí qua đêm mở rộng khả dụng” trong bảng ở trên nếu bạn có trạng thái miễn phí phí qua đêm.
Tất cả tài khoản của khách hàng từ bất kỳ quốc gia nào đều tự động được cấp trạng thái miễn phí phí qua đêm.
Ngưỡng dừng
Lưu ý rằng các giá trị của mức dừng giao dịch được nêu trong bảng trên có thể thay đổi và có thể không khả dụng với những nhà giao dịch sử dụng các chiến lược giao dịch tần suất cao cụ thể hoặc sử dụng công cụ Expert Advisor.
Yêu cầu ký quỹ cố định
Đối với giao dịch chỉ số, đòn bẩy được cố định ở mức 1:500 dành cho US30, US500 và US100, trong khi tất cả những chỉ số khác sẽ có mức đòn bẩy cố định là 1:200.
Yêu cầu ký quỹ hàng ngày của tất cả các chỉ số sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng chỉ số cụ thể. Danh sách đầy đủ các yêu cầu ký quỹ nâng cao của chỉ số có thể xem tại đây.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao lại có tên gọi là “chỉ số”?
Thuật ngữ “chỉ số” nhằm nói đến một con số hoặc việc đo lường thống kê thể hiện hiệu suất của một ngành hoặc phân khúc cụ thể của thị trường chứng khoán. Các chỉ số có tên gọi như vậy vì chúng chỉ ra hoặc đo lường sự biến động giá chung của một nhóm cổ phiếu.
Ví dụ về các chỉ số?
Một số ví dụ về các chỉ số chứng khoán nổi tiếng bao gồm Dow Jones Industrial Average (DJIA), Standard & Poor’s 500 (S&P 500) và Nasdaq Composite của Mỹ. Trên thế giới, có các chỉ số như FTSE 100 của Vương quốc Anh, DAX của Đức và Nikkei 225 của Nhật Bản.
3 chỉ số lớn nhất là chỉ số nào?
Ba chỉ số lớn nhất, xét về mặt phổ biến rộng rãi và sử dụng làm chỉ báo kinh tế, là S&P 500 – phản ánh hiệu quả hoạt động của 500 công ty lớn niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ; chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) – đại diện cho 30 công ty đại chúng lớn; và Nasdaq Composite – nổi tiếng vì bao gồm một số lượng lớn cổ phiếu của các công ty công nghệ.
Ưu điểm của giao dịch sản phẩm phái sinh chỉ số chứng khoán so với đầu tư vào chỉ số là gì?
Giao dịch sản phẩm phái sinh chỉ số chứng khoán, như hợp đồng tương lai và quyền chọn hợp đồng tương lai, mang đến những lợi ích như việc sử dụng đòn bẩy, là công cụ cho phép giao dịch số tiền lớn hơn số vốn hiện có. Hình thức giao dịch này cũng mang đến sự linh hoạt trong việc thực hiện các chiến thuật khác nhau, bao gồm cả chiến thuật phòng hộ rủi ro. Các sản phẩm phái sinh có thể được giao dịch ký quỹ và mang lại khả năng tạo ra lợi nhuận cả khi thị trường tăng và giảm, không giống như đầu tư trực tiếp vào chỉ số.
Thời gian tốt nhất để giao dịch chỉ số là khi nào?
Thời gian tốt nhất để giao dịch chỉ số thường rơi vào giờ giao dịch của các cổ phiếu cơ sở. Đối với các chỉ số chính như S&P 500 hay DJIA, thời gian giao dịch cao điểm là trong giờ giao dịch thông thường của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, đặc biệt là trong giờ đầu tiên và giờ cuối cùng của ngày giao dịch khi khối lượng và tính biến động ở mức cao hơn.
Tôi có thể sử dụng những chỉ báo nào trên biểu đồ chỉ số?
Trên biểu đồ chỉ số, các chỉ báo kỹ thuật phổ biến gồm có các đường trung bình động để xác định xu hướng, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) để đánh giá trạng thái quá mua và quá bán, Dải Bollinger để phân tích biến động và chỉ báo phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) để xác định những tín hiệu tiềm năng mua và bán.