Hàng hóa

Th7 4

5 min read

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá dầu?

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá dầu?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu. Chúng ta cùng liệt kê những yếu tố chính.

  • Cung và cầu. Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất. Quy luật cung cầu thông thường: khi nhu cầu về dầu vượt xa nguồn cung sẵn có, giá sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại, khi nguồn cung dư thừa, giá sẽ có xu hướng giảm.
  • Quyết định của OPEC. Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là sự phối hợp hành động chung mà nắm kiểm soát một phần đáng kể sản lượng dầu mỏ toàn cầu. Quyết định của tổ chức này về mức độ sản xuất có thể tác động đáng kể đến giá dầu. Ví dụ như nếu giá dầu giảm mạnh, các nước OPEC+ có thể đồng ý giảm sản lượng dầu, giảm nguồn cung trên thị trường dầu mỏ và do đó ngăn được đà giảm của giá.
  • Các điều kiện kinh tế. Tình trạng của nền kinh tế toàn cầu cũng có thể ảnh hưởng đến giá dầu. Khi nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về dầu có xu hướng tăng lên, đẩy giá tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu về dầu giảm, khiến cho giá đi xuống. Ví dụ như nhiều nhà phân tích hiện tại đang kỳ vọng nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng lên sau khi các hạn chế về Covid-19 được dỡ bỏ. Có đủ nguồn cung trên thị trường, vì vậy nhu cầu tăng có thể dẫn đến giá dầu tăng.
  • Các sự kiện địa chính trị. Bất ổn chính trị, chiến tranh và xung đột ở các khu vực sản xuất dầu lớn có thể làm gián đoạn nguồn cung và khiến cho giá tăng. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, giá dầu tăng mạnh khi các nước châu Âu bắt đầu từ chối sử dụng dầu của Nga và nguồn cung bị gián đoạn. Một ví dụ khác. Trong thời kỳ Covid-19, nhiều nền kinh tế bắt đầu đóng cửa và mọi người bắt đầu di chuyển ít hơn. Nhu cầu giảm mạnh trong khi nguồn cung vẫn ở mức cao. Điều này khiến cho giá dầu giảm nhanh chóng.
  • Thảm họa tự nhiên. Các thảm họa tự nhiên như bão và động đất có thể làm gián đoạn việc sản xuất và vận chuyển dầu, khiến cho giá tăng. Ví dụ như sự gián đoạn đường ống do thời tiết có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu. Một sự gián đoạn trong nguồn cung đó là việc giảm nguồn cung cấp. Khi nhu cầu cao, việc này sẽ khiến giá dầu tăng.
  • Tỷ giá hối đoái. Dầu thường được định giá bằng đồng đôla Mỹ, vì vậy những biến động về tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến chi phí dầu mỏ của người mua ở các quốc gia khác.

Tóm lại: giá dầu có xu hướng tăng khi có nhu cầu mạnh và nguồn cung bị hạn chế, cũng như trong những thời kỳ bất ổn địa chính trị và thiên tai làm gián đoạn sản xuất. Ngược lại, giá dầu có xu hướng giảm do nhu cầu yếu, nguồn cung dư thừa và các điều kiện địa chính trị không ổn định.