Chỉ số Sản xuất Công nghiệp đo lường các thay đổi trong tổng giá trị sản lượng được điều chỉnh theo lạm phát do các nhà sản xuất, các mỏ khai thác và các công ty tiện ích tạo ra. Cấp độ Sản xuất Công nghiệp là một chỉ số hàng đầu về tình trạng của nền kinh tế do sản xuất phản ứng nhanh chóng với những thăng trầm của chu kỳ kinh doanh và có mối quan hệ tương quan với các điều kiện tiêu dùng, chẳng hạn như tỷ lệ việc làm. Dữ liệu Sản xuất Công nghiệp được công bố hàng tháng, thường là vào giữa tháng.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp, nhưng giá năng lượng và chuỗi cung ứng là những yếu tố chính. Khi giá nguyên liệu tăng, các nhà sản xuất sẽ khó có thể sản xuất cùng một khối lượng sản phẩm với giá cũ. Do đó, các nhà sản xuất phải cắt giảm hoạt động sản xuất hoặc tăng giá sản phẩm. Trong trường hợp đầu tiên, các công ty phải cắt giảm nhân viên, và trong trường hợp thứ hai, các công ty sẽ phải tăng giá. Giảm nhân viên dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn trong khi tăng giá sản phẩm lại dẫn đến lạm phát gia tăng.
Tất cả những vấn đề này còn trở nên phức tạp hơn nhiều với chuỗi cung ứng. Nhưng nói một cách đơn giản, chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong đại dịch do các nhà máy không thể có được các thành phần cần thiết để sản xuất đúng thời hạn hoặc với số lượng phù hợp. Kết quả sẽ tạo ra hàng loạt các đơn hàng trong tình trạng chờ đợi được giao và tình trạng chậm trễ cũng vì thế mà hình thành. Tất cả các vấn đề này cũng dẫn đến giảm sản lượng.
Làm sao để đọc được dữ liệu Sản xuất Công nghiệp của Hoa Kỳ?
Dữ liệu Sản xuất Công nghiệp nên được đánh giá ở hai cấp độ. Đầu tiên là so sánh dữ liệu thực tế với dự báo của các nhà kinh tế. Thứ hai là kiểm tra động lực tổng thể của hoạt động sản xuất để nắm được xem có xảy ra tình trạng giảm tốc hoặc tăng trưởng hay không.
Nếu dữ liệu Sản xuất Công nghiệp của Mỹ đang tăng lên, nhưng số liệu thực tế tại kém hơn nhiều so với dự kiến, điều đó có thể gây một số thất vọng cho các nhà đầu tư. Tâm lý tiêu cực thường đi kèm với sự suy giảm các chỉ số chứng khoán cũng như làm gia tăng chỉ số đồng đô la.
Nếu dữ liệu Sản xuất Công nghiệp của Mỹ đang tăng lên và số liệu thực tế cao hơn dự kiến, đó là một dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. Thông thường, với dữ liệu như vậy, các chỉ số chứng khoán sẽ đi lên trong khi chỉ số đồng đô la đi xuống.
Nếu dữ liệu sản xuất công nghiệp của Mỹ tụt giảm, nhưng dữ liệu thực tế khả quan hơn dự kiến, đây có thể được coi là một dấu hiệu tích cực với thị trường. Một điểm tích cực nữa sẽ xảy ra sau đó là sự gia tăng các chỉ số chứng khoán và tình trạng sụt giảm của đồng đô la.
Nếu dữ liệu Sản xuất Công nghiệp của Mỹ đang giảm và số liệu thực tế tồi tệ hơn dự kiến, đây chắc chắn là một dấu hiệu tiêu cực. Về mặt tiêu cực, các chỉ số sẽ đi xuống còn đồng đô la đi lên.
Tất nhiên, đây là một khái niệm chung và vẫn còn rất nhiều thông số bổ sung, ví dụ như sử dụng công suất, mức độ sản xuất trong sản xuất, mức độ sản xuất trong khai thác, v.v. Ví dụ, ở Mỹ hoạt động sản xuất chiếm 80% trong khi khai thác mỏ là 20%. Nhưng ở Úc khai thác mỏ chiếm gần một nửa tổng sản lượng của cả nước.
Dữ liệu sản xuất công nghiệp có tác động chung đến thị trường và ít ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại thời điểm công bố.