Khả năng chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 có thể mang lại những tác động quan trọng và sâu rộng đến cục diện địa chính trị và thị trường tài chính. Một số lĩnh vực quan trọng có thể bị ảnh hưởng nếu ông Trump tiếp tục duy trì đường lối chính sác như nhiệm kỳ trước cùng lập trường chính trị như hiện tại:
Tác động địa chính trị
Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc
- Thương mại và thuế quan: Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump lần đầu tiên công bố các chính sách thương mại quyết liệt, bao gồm việc áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Nếu tái đắc cử, có khả năng cao ông Trump sẽ đẩy căng thẳng thương mại leo thang trở lại, gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng và động lực thương mại toàn cầu.
- Công nghệ và bảo mật: Phục hồi hoặc tăng cường áp đặt các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt với các công ty công nghệ Trung Quốc và giám sát các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực công nghệ của Hoa Kỳ.
Quan hệ giữa NATO và các nước hai bên bờ Đại Tây Dương
- Tài trợ và cam kết: Trump từng chỉ trích các đồng minh NATO vì không hoàn thành nghĩa vụ đóng góp ngân sách quốc phòng. Nếu ông tái đắc cử thì áp lực sẽ lại đặt lên các nước đồng minh châu Âu, khả năng thổi bùng căng thẳng trong lòng liên minh.
- Chuyển đổi chiến lược: Hoa Kỳ có thể đi theo cách tiếp cận đề cao lợi ích trao đổi hơn với các liên minh quốc tế và không còn tham gia vào các vấn đề an ninh ở châu Âu nhiều như trước, buộc châu Âu phải xem xét điều chỉnh lại các chiến lược phòng thủ.
Chính sách đối với khu vực Trung Đông
- Iran và JCPOA: Chính quyền của Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và công bố áp đặt các biện pháp trừng phạt. Nếu ông Trump tái đắc cử, chính quyền Hoa Kỳ sẽ duy trì lập trường cứng rắn đối với Iran, ảnh hưởng đến sự ổn định trong khu vực và thị trường dầu.
- Quan hệ giữa Israel và các quốc gia Ả Rập: Chính sách của Trump tuy góp phần thắt chặt quan hệ giữa Israel và một số quốc gia Ả Rập nhưng bỏ qua vấn đề của Palestine. Việc ông Trump tái đắc cử có thể củng cố sức mạnh của liên minh này tuy nhiên lại gạt bỏ các vấn đề thương lượng của Palestine.
Nga và Đông Âu
- Lệnh trừng phạt và đường lối ngoại giao: Mối quan hệ của Trump với Nga từng gây ra nhiều tranh cãi. Nếu tái đắc cử, ông Trump có thể sẽ xem xét đánh giá lại các lệnh trừng phạt và có lập trường mềm mỏng hơn đối với Nga, ảnh hưởng đến động lực ở Đông Âu và xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
- Chính sách năng lượng: Chính sách của Trump có thể lại ủng hộ sản xuất nhiên liệu hóa thạch, ảnh hưởng đến tình hình an ninh năng lượng tại châu Âu, đặc biệt là đối với các lệnh trừng phạt nới lỏng hơn nhắm vào hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga.
Biến đổi khí hậu và chính sách môi trường
- Thỏa thuận Paris: Trump từng tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Thỏa thuận Paris. Nếu ông Trump tiếp tục được bầu làm tổng thống, Hoa Kỳ có thể sẽ hạn chế tham gia vào các sáng kiến về khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng đến nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của thế giới.
- Chính sách năng lượng: Việc tập trung vào nhiên liệu hóa thạch hơn là năng lượng tái tạo có thể ảnh hưởng đến thị trường năng lượng toàn cầu và các chính sách về khí hậu.
Tác động lên thị trường tài chính
Môi trường pháp lý
- Bãi bỏ quy định: Nhiệm kỳ đầu tiên của Trump đã có nhiều nỗ lực bãi bỏ những quy định đáng chú ý, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính và năng lượng. Thị trường dự kiến sẽ đón nhận các chính sách tương tự, có khả năng thúc đẩy các ngành như ngân hàng, nhiên liệu hóa thạch và sản xuất.
- Chính sách thuế: Có thể hy vọng thấy lại những nỗ lực hướng đến mục tiêu giảm thuế doanh nghiệp hoặc đưa ra thêm các ưu đãi thuế, ảnh hưởng đến lợi nhuận và quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Chính sách thương mại
- Thuế quan và thỏa thuận thương mại: Lập trường mạnh mẽ về thương mại có thể tạo ra nhiều biến động cho thị trường, đặc biệt là với Trung Quốc. Các ngành phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu có thể đối mặt với tình trạng bất ổn và nguy cơ gia tăng chi phí.
- NAFTA/USMCA: Việc ông Trump tái đàm phán về các hiệp định thương mại có thể kéo theo việc tiếp tục đánh giá lại các hiệp định hiện có, ảnh hưởng đến luồng thương mại tại Bắc Mỹ.
Cơ sở hạ tầng và ngân sách
- Kích thích và đầu tư: Các đề xuất chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng có quy mô lớn có thể được khôi phục, từ đó thúc đẩy các ngành liên quan đến xây dựng, sản xuất và vật liệu.
- Chính sách tài khóa: Tăng ngân sách chính phủ mà không tăng nguồn thu tương ứng có thể dẫn đến tình trạng thâm hụt tài khoá lớn, ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu và lãi suất.
Tâm lý thị trường và độ biến động
- Tính không ổn định của nhà đầu tư: Phong cách khó đoán và khả năng thay đổi chính sách của Trump có thể khiến thị trường tài chính trải qua biến động lớn hơn. Các nhà đầu tư có thể tìm đến tài sản trú ẩn an toàn hoặc điều chỉnh danh mục đầu tư để ứng phó trước nguy cơ gặp phải rủi ro.
- Niềm tin kinh doanh: Một số ngành có thể cho thấy niềm tin và khả năng đầu tư gia tăng trong khi các ngành khác có thể đối mặt với sự không ổn định, đặc biệt là những ngành liên quan đến thương mại quốc tế hoặc phụ thuộc và môi trường pháp lý ổn định.
Thị trường tiền tệ
- Động lực đồng đô la: Các chính sách kích thích tài khóa và thuế có thể ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ. Căng thẳng thương mại cũng có khả năng tác động đến thị trường tiền tệ, đặc biệt nếu thuế quan ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
- Lãi suất và lạm phát: Tùy thuộc vào các chính sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế, Cục dự trữ Liên bang có thể sẽ gặp áp lực về điều chỉnh lãi suất, ảnh hưởng đến chi phí đi vay và định giá tiền tệ.