Một trong những khái niệm quan trọng cần hiểu trong giao dịch forex là “sụt giảm vốn”. Thuật ngữ này đề cập đến sụt giảm giá trị của tài khoản giao dịch từ điểm cao nhất, thường được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Mặc dù trong một số trường hợp, sụt giảm vốn được coi là bình thường khi giao dịch nhưng những rủi ro liên quan đến tình trạng sụt giảm vốn đáng kể có thể nghiêm trọng và thậm chí gây ra tổn thất lớn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét tại sao sụt giảm vốn trong Forex lại nguy hiểm như vậy, lý do bình quân vị thế thua lỗ lại đầy rủi ro và sự khác biệt so với thị trường cổ phiếu, nơi nhà giao dịch có nhiều lựa chọn để đối phó với thua lỗ.

Sụt giảm vốn là gì và tại sao lại quan trọng?

Sụt giảm vốn xảy ra khi bạn thua lỗ trong giao dịch của mình, khiến số dư của bạn giảm xuống. Ví dụ: nếu bạn bắt đầu giao dịch với $10.000 và tài khoản giảm xuống còn $7.000, nghĩa là bạn đang đối mặt với tình trạng sụt giảm vốn là 30%. Vấn đề với sụt giảm vốn trong forex là đòn bẩy cao của thị trường có thể khiến ngay cả những biến động giá nhỏ cũng gây ra những biến động lớn trong giá trị tài khoản của bạn.

Đòn bẩy giúp nhà giao dịch kiểm soát vị thế lớn với khoản vốn tương đối nhỏ. Tức là bạn có thể phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn dự định. Khi giao dịch đi theo đúng như những gì bạn dự đoán, đòn bẩy sẽ tăng lợi nhuận cho bạn nhưng nếu thị trường đi theo hướng ngược lại thì đòn bẩy sẽ khiến bạn thua lỗ nhiều hơn. Việc hiểu rõ và quản lý tình trạng sụt giảm vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với những người tham gia giao dịch Forex, đặc biệt là khi giao dịch với tiền tệ.

Mối nguy hại thực sự đến từ sụt giảm vốn

Sụt giảm vốn càng lớn thì bạn càng khó phục hồi. Khi tài khoản giao dịch của bạn giảm mạnh, phục hồi khoản thua lỗ không chỉ là lấy lại những gì đã mất. Ví dụ: nếu tài khoản của bạn giảm 50% thì bạn cần kiếm lại 100% lợi nhuận để trở về mức ban đầu. Điều này giống như khi bạn leo lên một ngọn đồi dốc. Các nhà giao dịchhường đánh cược rủi ro nhiều hơn với hy vọng phục hồi nhanh chóng, khiến họ lún sâu trong vòng xoáy thua lỗ.

Khi tình trạng sụt giảm vốn xảy ra, nhà giao dịch thường cảm thấy căng thẳng, lo lắng và nản chí, dễ đưa ra các quyết định thiếu sáng suốt. Thay vì vạch ra chiến lược rõ ràng thì nhà giao dịch có thể nôn nóng gỡ gạc khoản thua lỗ hoặc từ bỏ hoàn toàn kế hoạch giao dịch. Căng thẳng tâm lý có thể khiến tình hình xấu đi cũng như biến những khoản thua lỗ nhỏ trở thành những khoản thua lỗ lớn hơn và có thể phá hủy tài khoản.

Nếu vốn tức thời trong tài khoản của bạn giảm xuống dưới ngưỡng nhất định do sụt giảm vốn thì bạn sẽ nhận được yêu cầu bổ sung ký quỹ. Tức là bạn sẽ cần nạp thêm vốn vào tài khoản để duy trì các vị thế mở. Nếu bạn không thể hoặc không muốn nạp thêm vốn mà sụt giảm vốn đạt đến ngưỡng ngừng giao dịch, sàn giao dịch sẽ đóng một số hoặc tất cả các giao dịch của bạn. Điều này có thể khiến bạn thua lỗ nặng hoặc mất toàn bộ tiền nạp.

Cạm bẫy của việc bình quân giá xuống vị thế thua lỗ

Một chiến lược nhiều nhà giao dịch thường áp dụng khi giao dịch thua lỗ là bình quân giá xuống vị thế thua lỗ. Đây là chiến thuật mua thêm một cặp tiền tệ đang mất giá hoặc ngược lại bán thêm khi giá đang tăng với hy vọng thị trường sẽ đảo chiều. Bạn có thể bù đắp các khoản thua lỗ sớm bằng cách thoát giao dịch khi khoản lỗ hoặc lợi nhuận còn đang ít. Dù chiến lược này có vẻ hợp lý nhưng tiềm ẩn những nguy hiểm nghiêm trọng trong thị trường Forex.

Bình quân giá xuống giao dịch thua lỗ có thể nhanh chóng dẫn đến chấp nhận rủi ro quá mức, đặc biệt khi sử dụng đòn bẩy. Mỗi vị thế bổ sung được thêm vào giao dịch làm tăng khả năng thua lỗ nếu thị trường tiếp tục chuyển biến ngược chiều. Khi rủi ro tăng lên thì khả năng sụt giảm vốn nặng nề cũng tăng theo, có thể quét sạch toàn bộ tiền nạp của bạn.

Thêm vào vị thế thua lỗ cũng đồng nghĩa với tăng yêu cầu ký quỹ, tức là bạn bắt buộc phải nạp thêm vốn để duy trì các vị thế mở. Nếu thị trường tiếp tục chuyến biến theo chiều hướng bất lợi thì nhà giao dịch có thể phải chấp nhận các yêu cầu ký quỹ sớm hơn dự kiến, dẫn đến thanh khoản bắt buộc ở mức giá bất lợi.

Điểm nguy hiểm nhất của trung bình giá là khả năng sụt giảm vốn tăng lên. Nếu xu hướng thị trường tiếp tục gây bất lợi cho vị thế, nhà giao dịch sẽ phải đối mặt với vị thế lỗ lớn hơn. Sụt giảm vốn càng sâu khiến quá trình phục hồi càng khó khăn và có thể gây ra phản ứng tâm lý tiêu cực, khiến nhà giao dịch tiếp tục thực hiện những hành vi rủi ro hơn.

Nếu thị trường không không đảo chiều, nhà giao dịch không chỉ còn lại một vị thế lỗ mà còn phải đối mặt với vị thế lỗ lớn hơn. Sụt giảm vốn càng sâu thì càng khó phục hồi, đặc biệt nếu nhà giao dịch phải đối mặt với ngày càng nhiều rủi ro khi bình quân giá xuống.

Sụt giảm vốn trong Thị trường cổ phiếu

Điều thú vị là bình quân giá xuống vị thế thua lỗ ít đem lại rủi ro hơn trong thị trường cổ phiếu. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu? Chính đòn bẩy thấp hơn sẽ khiến cho nhà giao dịch ít gặp phải rủi ro hơn. Trong thị trường cổ phiếu, nhà giao dịch thường sử dụng đòn bẩy thấp hơn rất nhiều. Ví dụ: đòn bẩy tối đa ở Mỹ cho giao dịch cổ phiếu thường khoảng 2:1. Đôi khi, nhà giao dịch có thể thấy sàn giao dịch cung cấp đòn bẩy 5:1 cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, mức này không thể so sánh với Forex, nơi đòi bẩy có thể lên tới 2000:1, thậm chí 3000:1 đối với các cặp tiền tệ và kim loại, cao hơn hàng trăm lần so với thị trường cổ phiếu. Với đòi bẩy thấp hơn, khoản thua lỗ (và lợi nhuận) sẽ không quá lớn, do đó thêm vào vị thế cổ phiếu thua lỗ có ít khả năng vượt ngoài tầm kiểm soát. Đáng chú ý, trong thị trường forex, nhà giao dịch có thể tự giảm đòn bẩy xuống, thậm chí về mức 1:1. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thiếu kỷ luật, ham lợi nhuận cao và tâm lý sợ rủi ro là nguyên nhân khiến nhà giao dịch lựa chọn sử dụng đòn bẩy ở mức tối đa.

Quyền chọn giúp quản lý rủi ro: Nhà giao dịch cổ phiếu có thể sử dụng các công cụ như quyền chọn. Kết hợp nhiều quyền chọn khác nhau giúp nhà giao dịch quản lý rủi ro hiệu quả hơn bằng cách phòng ngừa rủi ro cho vị thế thua lỗ hoặc nhận phí khi giá chuyển biến ngược lại với vị thế chính. Trong Forex, các nhà giao dịch hiếm khi sử dụng quyền chọn nhưng vẫn tìm thấy nếu cần. Tuy nhiên, theo thông lệ, nhà giao dịch độc lập thường không sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, hành động này lại làm cho việc quản lý rủi ro khi bình quân giá xuống trở nên khó khăn hơn.

Cổ phiếu có giá trị nội tại còn tiền tệ thì không. Khi bạn mua cổ phiếu trong công ty nghĩa là bạn đang đầu tư vào doanh nghiệp có giá trị thực. Việc này có thể khiến bình quân giá xuống trở thành một chiến lược thông minh nếu bạn tin tưởng vào tiềm năng phát triển dài hạn của công ty. Ngược lại, tiền tệ không có giá trị nội tại — chúng luôn được giao dịch theo cặp, nghĩa là giá trị của một đồng tiền chỉ là tương đối so với đồng tiền khác. Do đó, việc đặt cược vào khả năng “phục hồi” của một đồng tiền không hề giống với việc đặt cược vào sự đảo chiều của công ty.

Kết luận

Sụt giảm vốn là tình trạng thực tế diễn ra trong giao dịch forex. Việc hiểu rõ những mối nguy hại là điều cần thiết cho các nhà giao dịch muốn giao dịch thành công. Đòn bẩy cao có thể khiến những khoản thua lỗ nhỏ nhanh chóng biến thành khoản thua lỗ lớn và áp lực tâm lý cũng có thể khiến nhà giao dịch đưa ra những quyết định sai lầm, khiến cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Chiến lược bình quân giá xuống có vẻ là cách hay để phục hồi sau khi thua lỗ nhưng lại mang tính may rủi hơn là chiến lược giao dịch hợp lý trong thị trường Forex.

Ngược lại, nhà giao dịch cổ phiếu có nhiều công cụ hơn như đòn bẩy thấp hơn và các quyền chọn giúp họ kiểm soát rủi ro liên quan đến bình quân giá xuống. Đối với nhà giao dịch forex, chìa khóa để đối phó với sụt giảm vốn là quản lý rủi ro chặt chẽ, như đặt lệnh cắt lỗ để tránh đòn bẩy quá mức và không để cảm xúc chi phối quyết định giao dịch.