Forex

Jul 22

17 thời gian đọc ước tính

Mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các thị trường tài chính như: thị trường chứng khoán, hàng hóa và ngoại hối

Mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các thị trường tài chính như: thị trường chứng khoán, hàng hóa và ngoại hối

Mối quan hệ Mỹ-Trung xuống dốc có tác động đáng kể đến thị trường tài chính, bao gồm chứng khoán, hàng hóa và ngoại hối (forex). Vốn là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, căng thẳng giữa hai nước là nguồn cơn khiến thị trường toàn cầu dậy sóng, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, dòng chảy thương mại và động lực thị trường. Các thông tin dưới đây sẽ đưa ra góc nhìn sâu sắc về cách mối quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc ảnh hưởng đến từng lĩnh vực tài chính:

Thị trường chứng khoán

Độ biến động gia tăng và Tính bất định của thị trường

  • Tâm lý thị trường và Mức lo ngại rủi ro:
  • Tâm lý tiêu cực: Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang thường đẩy tâm lý thị trường đi theo hướng tiêu cực, thúc giục các nhà đầu tư lựa chọn những phương án ít tiềm ẩn rủi ro. Tâm lý này có thể dẫn đến làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là ở các lĩnh vực và công ty có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với hai cường quốc này.
  • Độ biến động tăng đột biến: Những tin tức tình hình địa chính trị liên quan đến thuế quan, lệnh trừng phạt hoặc bất đồng ngoại giao có thể gây biến động mạnh tới giá cổ phiếu. VIX, thường được gọi là “chỉ số đo lường nỗi sợ hãi”, có xu hướng tăng khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, phản ánh độ biến động gia tăng của thị trường.
  • Tác động theo từng ngành:
  • Lĩnh vực công nghệ: Các công ty trong lĩnh vực công nghệ đặc biệt nhạy cảm với tình hình quan hệ Mỹ-Trung. Những hạn chế của chính phủ Mỹ đối với các công ty công nghệ hoặc linh kiện của Trung Quốc có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty như Apple, Qualcomm và các nhà sản xuất chất bán dẫn. Ngược lại, những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc như Alibaba và Tencent phải đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận công nghệ và thị trường Hoa Kỳ.
  • Sản xuất và Bán lẻ: Các lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất của Trung Quốc, như điện tử tiêu dùng, ô tô và bán lẻ, có thể gặp phải sự gián đoạn và chi phí tăng do thuế quan và sắp xếp lại chuỗi cung ứng. Điều này có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất cổ phiếu của họ.
  • Thị trường mới nổi:
  • Ảnh hưởng ở khu vực: Tầm ảnh hưởng của căng thẳng Mỹ-Trung còn lan rộng đến các thị trường mới nổi, đặc biệt là các thị trường ở châu Á. Các quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với chuỗi cung ứng hoặc phụ thuộc vào sức mua của Trung Quốc có thể thấy thị trường chứng khoán đã có những phản ứng trước diễn biến mối quan hệ Mỹ-Trung. Ví dụ, Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI thường dao động trước những diễn biến trong quan hệ Mỹ-Trung.

Dịch chuyển đầu tư và dòng vốn

Hàng hóa

Biến động giá và gián đoạn chuỗi cung ứng

  • Thị trường năng lượng:
  • Giá dầu: Căng thẳng Mỹ-Trung có thể gây ra những biến động về giá dầu. Ví dụ, tranh chấp thương mại sẽ khiến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu u ám hơn, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ dầu giảm và kéo giá xuống thấp hơn. Trái lại, tình hình địa chính trị bất ổn còn làm dấy lên mối lo về nguồn cung, có khả năng đẩy giá lên cao.
  • Dòng chảy thương mại năng lượng: Mỹ và Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt trong thị trường năng lượng toàn cầu. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong quan hệ thương mại giữa hai cường quốc này đều có thể ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại năng lượng. Ví dụ, Trung Quốc đã tìm đến các nhà cung cấp khác để triển khai nhập khẩu năng lượng, chẳng hạn như khí đốt tự nhiên và dầu thô, để đáp trả lệnh tăng thuế lên các sản phẩm năng lượng của Mỹ.
  • Kim loại và khoáng sản:
  • Kim loại công nghiệp: Các kim loại như đồng, nhôm và thép gắn liền với nhu cầu sản xuất công nghiệp và hoạt động kinh tế toàn cầu. Căng thẳng Mỹ-Trung có thể khiến giá cả biến động do thị trường phản ứng trước sự gián đoạn tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng và những thay đổi về nhu cầu của các nền kinh tế lớn.
  • Các nguyên tố đất hiếm: Trung Quốc vốn là nước chiếm lĩnh thị phần sản xuất các nguyên tố đất hiếm rất quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao. Căng thẳng leo thang và động thái hạn chế xuất khẩu những mặt hàng này có thể đẩy giá tăng vọt và làm dấy lên mối lo về nguồn cung, ảnh hưởng đến các lĩnh vực như điện tử, quốc phòng và năng lượng tái tạo.
  • Mặt hàng nông sản:
  • Giá cây trồng: Tranh chấp thương mại thường xoay quanh sản phẩm nông sản. Việc Trung Quốc đánh thuế lên các mặt hàng nông sản bao gồm đậu nành, thịt lợn và ngô đã tác động đáng kể đến đời sống người nông dân Mỹ. Động thái này có thể thay đổi động lực cung và cầu toàn cầu, ảnh hưởng đến giá cả và gây ra những biến động trên thị trường.
  • Nguồn cung thực phẩm toàn cầu: Thương mại nông sản Mỹ-Trung bị gián đoạn có thể gây thiệt hại cho chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu, dẫn đến biến động về mặt giá cả đối với các loại cây trồng chủ lực và có giá trị cao. Các quốc gia được Trung Quốc lựa chọn làm nhà cung cấp thay thế có thể được hưởng lợi, trái lại, những quốc gia khác có thể phải đối mặt với áp lực cạnh tranh và giá cả ngày càng gia tăng.

Forex (Ngoại hối)

Biến động tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá hối đoái

  • Đô la Mỹ (USD):
  • Nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn: Đồng đô la Mỹ thường được coi là nơi trú ẩn an toàn toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang âm ỉ. Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang có thể làm tăng nhu cầu dự trữ đồng USD, khiến giá trị đồng USD tăng cao hơn so với các loại tiền tệ khác. Có thể quan sát rõ xu hướng này khi các nhà đầu tư tìm đến các phương án đầu tư an toàn và có khả năng thanh khoản cao trong thời điểm thị trường không ổn định.
  • Tác động theo trọng số thương mại: Sức mạnh của đồng USD còn ảnh hưởng sâu rộng đến thương mại toàn cầu. Đồng đô la mạnh lên kéo theo giá các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ đi lên và làm giá các mặt hàng nhập khẩu sụt giảm, ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tăng trưởng kinh tế tại Mỹ cũng như các đối tác thương mại của cường quốc này.
  • Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY):
  • Áp lực mất giá: Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cũng đứng trước áp lực trượt giá trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung leo thang. Gián đoạn thương mại cùng những bất ổn trong tình hình kinh tế có thể khiến dòng vốn chảy ngược ra ngoài Trung Quốc, đặt áp lực mất giá đè nặng lên đồng nhân dân tệ. Chính phủ Trung Quốc có khả năng sẽ cho phép hoặc từng bước nới lỏng kiểm soát đồng nhân dân tệ để bù đắp ảnh hưởng của thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu của nước này.
  • Chính sách tỷ giá hối đoái: Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm trong các cuộc tranh chấp thương mại. Thái độ chỉ trích của Mỹ đối với chính sách tiền tệ của Trung Quốc có nguy cơ khiến căng thẳng leo thang và kéo theo động thái kêu gọi hướng tới tỷ giá hối đoái sẽ chủ yếu được xác định dựa trên thị trường, ảnh hưởng đến giá trị đồng nhân dân tệ và thị trường ngoại hối toàn cầu.
  • Tiền tệ của thị trường mới nổi:
  • Độ nhạy với rủi ro: Đồng tiền của các thị trường mới nổi rất nhạy cảm với những thay đổi trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Một số đồng tiền của các quốc gia tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc những quốc gia có mối quan hệ thương mại sâu sắc với Trung Quốc sẽ có nguy cơ gặp biến động mạnh. Ví dụ, đồng won của Hàn Quốc và đồng peso của Mexico thường phản ứng mạnh trước những diễn biến của thương mại Mỹ-Trung.
  • Dòng vốn và nợ: Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung đẩy đồng USD tăng giá, các thị trường mới nổi cũng có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng thoái vốn và chi tiêu trả nợ tăng. Làn sóng rút vốn khỏi thị trường có thể khiến nền kinh tế của các nước mới nổi thêm căng thẳng, đặc biệt là những nền kinh tế đang vật lộn với các khoản nợ lớn bằng đồng đô la.

Những hệ lụy kinh tế rộng hơn

Tóm lại, mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc có tác động vô cùng sâu rộng đến thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán hiện trải qua những biến động mạnh mẽ cùng loạt tác động rõ nét đến từng ngành, các mặt hàng phải đương đầu với làn sóng biến động giá cả và gián đoạn chuỗi cung ứng, thị trường ngoại hối cũng có những phản ứng trước biến động đáng kể của các đồng tiền. Trước những diễn biến này, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách phải ứng phó trong bối cảnh đầy bất định và phức tạp, với những tác động vượt ra khỏi mối quan hệ song phương của hai cường quốc.